Trương Bao là một trong những người có thể đảm đương nhiệm vụ gánh vác nhà Thục vào thời kỳ hậu Tam Quốc.
Vào lúc Triệu Vân qua đời, Gia Cát Lượng khi đó chưa hay tin còn đang vui vẻ uống rượu ở nhà. Giữa giây phút hoan lạc đó, con trai Triệu Vân mang theo vết thương nghiêm trọng trên mặt vội vàng chạy đến, Gia Cát Lượng lúc đó liền cảm thấy có chuyện gì không ổn phát sinh. Quả nhiên con trai Triệu Vân vừa khóc vừa báo phụ thân của mình đã qua đời.
Gia Cát Lương nghe tin, không thể kiềm chế sự đau xót mà hét rằng: "Ta đã mất đi một cánh tay rồi!".
Đối diện với việc Thục Hán tổn thất đi một vị đại tướng, Gia Cát Lượng đau buồn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiễn khi Trương Bao chết, Gia Cát Lượng lại không chỉ có mỗi khóc thương.
Trong lịch sử, Trương Bao tuy danh tiếng không bằng cha mình là Trương Phi nhưng lại là một đại tướng rất tài năng.
Đặc biệt là và thời kỳ hậu Tam Quốc, Trương Bao được xem là một trong những người có thực lực gánh vác nhà Thục, luôn được Gia Cát Lượng tin tưởng coi trọng.
Trương Bao nhiều lần từng cùng Gia Cát Lượng phạt Ngụy.
Công Nguyên năm 229, dưới sự dẫn dắt của Trương Bao, quân Thục thế như chẻ tre, một mạch công phá Âm Bình, hạ Vũ Đô, đại tướng nhà Ngụy là Quách Hoài hoàn toàn không thể cản đường, phải vứt đao cởi giáp bỏ chạy bảo toàn tính mạng.
Để có thể bắt được Quách Hoài, Trương Bao dẫn đội kỵ binh thúc ngựa đuổi theo. Tuy nhiên không biết do phi ngựa quá nhanh hay vì đường núi hiểm trở, mà Trương Bao không may bị ngã xuống vach núi, chấn thương nghiêm trọng.
Dù được binh sĩ cứu sống và đưa về doanh trại chữa trị, nhưng không được bao lâu thì qua đời.
Đối với sự mất mát này, Gia Cát Lượng như phải chịu một sự đả kích trước giờ chưa từng có, ông gào khóc tràng rồi thổ huyết ngã xuống đất bất tỉnh. Cũng chính từ đó mà bệnh tình của Gia Cát Lượng bắt đầu diễn ra.
Gia Cát Lượng cảm thấy đau xót và tuyệt vọng trươc sự ra đi đột ngột của Trương Bao.
Vậy tại sao phản ứng của Gia Cát Lượng đối với Trương Bao lại quá mạnh mẽ như vậy?
Trong khi đối với Gia Cát Lượng mà nói, Triệu Vân không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một người tri kỷ đã cùng nhau sát cánh qua bao năm tháng. Chẳng lẽ, Triệu Vân không quan trọng bằng Trương Bao sao?
Thực chất giữa Triệu Vân và phiên dịch Trương Bao, Gia Cát Lượng không hề có ý biểu hiện bên trọng bên kinh, mà vì cái chết của hai người họ đối với Thục Hán có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Đầu tiên là Triệu Vân, ông qua đời vì tuổi gia, không phải vì chết đột ngột hay anh hùng đoản mệnh. Triệu Vân khi đó đã lớn tuổi, không còn dũng mãnh như năm nào nữa.
Thục Hán cũng không thể phái Triệu Vân tiếp tục dẫn quân đánh giặc, bởi giai đoạn này là lúc ông chỉ có thể an hưởng tuổi già, dù có ra trận cũng lực bất tòng tâm.
Dù sao thì Triệu Vân cũng đã dành hơn nửa cuộc đời mình để cống hiến cho nhà Thục, có thể nói Triệu Vân đã hoàn thành sứ mệnh.
Còn vai trò của Trương Bao lúc này lại hoàn toàn khác. Con trai Trương Phi lúc này đang tuổi sung mãn, là hi vọng tương lai của nhà Thục, được gọi là "tiểu Trương Phi".
Không chỉ võ nghệ siêu quần mà Trương Bao còn rất giống cha mình ở lòng trung nghĩa. Mỗi lần sát cánh trên chiến trường cùng Gia Cát Lượng, Trương Bao đều thể hiện vô cùng xuất sắc.
Trong quan điểm của Gia Cát Lượng, Trương Bao sớm đã xác định dành cả cuộc đời tận trung vì nhà Thục, đều hi vọng sớm có thể thực hiện lý tưởng thống nhất Trung Nguyên.
Vì vậy, sự ra đi đột ngột của Trương Bao cũng chắc khác gì chắt đứt nốt cánh tay còn lại của Gia Cát Lượng. Kế hoạch phạt Bắc chẳng còn ai để trông cậy, thế nên Gia Cát Lượng không chỉ cảm thấy đau xót mà còn vô cùng tuyệt vọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét