Chập tối mỗi ngày, anh Nguyễn Đức Hải, 39 tuổi, ở xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, ăn bữa cơm tối xong thì bắt đầu công việc bắt cá niên dưới đáy sông. Cho đồ nghề vào balô, anh Hải chạy khoảng một km thì đến cầu Trà Tập, bắc qua sông Tranh - nơi có những ghềnh đá nước trong vắt, chảy xiết.
Đến bờ sông, anh Hải lấy đèn pin và một chiếc vợt gắn vào tấm lưới rộng hơn 20 cm. Nhúng kính lặn xuống nước, anh Hải lấy dầu gội đầu đánh bụi Trung tâm dịch thuật bẩn bám vào. "Cách làm này giúp kính trong suốt, khi xuống nước dễ quan sát nơi cá trú ngụ", anh giải thích.
Anh Hải lặn xuống đáy sông săn cá niên. Ảnh: Đắc Thành. |
Dòng sông Tranh bắt nguồn từ ngọn núi Ngọc Linh cao nhất miền Trung đổ về xuôi, gặp những bãi đá nhô lên tạo ra âm thanh róc rách. Anh Hải đeo kính lặn, miệng ngậm đèn pin, tay cầm vợt lặn sâu xuống đáy sông, để lại một đốm sáng lóe lên mặt nước.
Thấy con cá niên to hơn ngón chân cái, dài gần 10 cm, anh Hải dùng vợt khéo léo để cá nằm lọt vào lưới. "Bắt cá đòi hỏi thao tác phải nhẹ nhàng, nếu phát ra tiếng động lớn chúng chạy thoát rất nhanh", người thợ săn cá nói.
Cá nằm gọn trong vợt, anh Hải dùng tay nắm chặt rồi ngoi lên mặt nước thở. "Mỗi lần lặn xuống tôi nín hơi dài nhất khoảng một phút, tuy nhiên gặp những vũng nước xoáy thì 30 giây phải ngoi lên", anh Hải kể, cho hay có lúc gặp 2-3 con thì nhanh chóng lên thở rồi lặn xuống liền.
Thành quả sau một lần lặn là hai con cá niên. Ảnh: Đắc Thành. |
Giắt cá niên vào lưng quần, anh Hải giải thích lúc nào cũng mặc quần loại vải thun, xung quanh lưng quần để hơn 10 con cá rồi mới lên bờ.
Cá niên thường sống theo bầy đàn, tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc sông, suối đầu nguồn. Chúng sống nhiều nhất là những thác nước, nghềnh để ăn rêu bám trên đá. Ban ngày cá niên nhanh nhẹn, khôn khéo, rất khó bắt. Ban đêm cá di chuyển chậm nên mới bắt được.
Thịt cá niên trắng, thơm, không tanh, nhiều chất dinh dưỡng nên được chế biến làm món đặc sản của địa phương. Trong đó, phổ biến nhất là kho, nấu rau răm, nướng hoặc chiên giòn. "Đặc biệt nhất là ruột cá niên nấu với rau rừng, loại này có vị đắng của bộ mật và ruột, được nhiều người ưa thích", anh chia sẻ.
Lặn bắt cá trên sông Tranh thường xuyên, anh Hải thuộc nằm lòng những điểm cá trú ẩn. Bắt hết nơi này anh bơi xuôi dòng nước chuyển qua nơi khác. "Trước đây mỗi lần lặn bắt cá to bằng cổ tay, nhưng nay không còn nhiều, chỉ thường gặp cá to bằng ngón chân cái", anh nói.
Một kg cá niên bán Tết giá trên 400.000 đồng. Ảnh: Đắc Thành. |
Nghề lặn bắt cá cho anh Hải nguồn thu nhập khá, tuy nhiên luôn đối diện với nguy hiểm. Có lúc đang lặn thì bất ngờ gốc cây trôi qua đâm trúng hay gặp những hố nước xoáy rất khó thoát ra.
"Cách đây gần một năm, một người lặn bắt cá gặp vùng nước xoáy và tử vong, do không biết thoát ra ngoài", anh Hải kể và chia sẻ nếu gặp dòng xoáy thì lặn theo vòng nước chảy để nổi lên, lặn theo hướng thẳng đứng sẽ bị cuốn xuống.
Đến 20h, anh Hải kết thúc công việc trở về nhà, thành quả là hơn 3 kg cá niên cho vào túi bóng để trong tủ lạnh bảo quản. "Ngày ít bắt được 2 kg, ngày nhiều bắt 5 kg. Giá bán ngày thường 280.000 đồng; tháng cận Tết hơn 400.000 đồng một kg", anh nói.
Cá niên còn gọi là cá sỉnh cao hay cá mát có danh pháp khoa học Onychostoma gerlachi. Ở Việt Nam, loài cá này sinh trưởng tự nhiên trên khắp các sông suối thuộc vùng núi. Bề ngoài cá niên trông giống cá chép nhưng thân mình thon thả, phần vảy cá màu ánh bạc, vây pha chút màu vàng nhạt, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Cá đắt, nhưng hiện chưa nhân giống và nuôi được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét